Chiến tranh Yemen lần thứ hai
Chiến tranh Yemen lần thứ hai | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Lạnh Ả Rập | |||||||
Bắc và Nam Yemen | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Bắc Yemen Hỗ trợ: |
Nam Yemen Hỗ trợ: | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Ali Abdullah Saleh | Abdul Fattah Ismail | ||||||
Thành phần tham chiến | |||||||
1 Sư đoàn Quân đội Bắc Yemen 1 Lữ đoàn phòng không 2 phi đội không quân - 18 máy bay 1 Lữ đoàn cơ giới (tham gia sau) |
3 Sư đoàn Quân đội Nam Yemen 1 Trung đoàn Chiến thuật Không quân (4 phi đội MiG-21 và Su-22 – 32 máy bay) | ||||||
Lực lượng | |||||||
Tổng cộng 300.000 lính 1900 xe tăng 350 xe tăng trên chiến trường |
Tổng cộng 120.000 lính 45.000 lính trên chiến trường 600 xe tăng 300 xe tăng trên chiến trường | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
672 lính bộ binh thiệt mạng, 1.624 tù binh 6 máy bay MiG-17 và 3 MiG-21 bị phá hủy trên bộ, 4 MiG-17 và 2 MiG-21 bị bắn rơi trong chiến đấu, 4 phi công bị bắt làm tù binh; 5 chiếc Mil Mi-17 bị phá hủy trên bộ 46 xe tăng T-34 và T-55 bị phá hủy 16 bệ phóng SA-3 bị phá hủy; 34 radar P-15 và 6 radar P-12 bị phá hủy |
412 lính bộ binh thiệt mạng, 125 tù binh 12 xe tăng T-55 bị phá hủy 2 chiếc Su-22 bị bắn rơi trong chiến đấu. |
Chiến tranh Yemen lần thứ hai (tiếng Anh: Second Yemenite War) là một cuộc xung đột quân sự ngắn giữa Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR; Bắc Yemen) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (PDRY; Nam Yemen).[1] Chiến tranh phát sinh từ rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước sau khi tổng thống Bắc Yemen Ahmad al-Ghashmi bị giết vào ngày 24 tháng 6 năm 1978, và Salim Rubai Ali, một người theo chủ nghĩa Marx ôn hòa đang đề xuất thống nhất hai miền Yemen, bị sát hại hai ngày sau đó.[2] Sự thù địch trong phát ngôn của nhóm lãnh đạo mới ở cả hai nước ngày càng leo thang, dẫn đến giao tranh biên giới quy mô nhỏ, sau đó leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện vào tháng 2 năm 1979.
Bắc Yemen dường như sắp thất bại quyết định sau cuộc xâm lược ba mặt trận của đội hình vũ trang tổng hợp của Nam Yemen.[3] Tuy nhiên mọi chuyện đã dừng lại sau khi các bên hòa giải thành công với Thỏa thuận Kuwait 1979. Điều này cho phép lực lượng Liên đoàn Ả Rập được triển khai đến tuần tra ở biên giới hai miền. Một thỏa thuận đoàn kết cả hai nước cũng đã được ký kết, mặc dù nó không được thi hành.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Burrowes, Robert, Middle East dilemma: the politics and economics of Arab integration, Columbia University Press, 1999, pages 187 to 210
- ^ Kohn, George (2013). Dictionary of Wars. Routledge. ISBN 978-1135955014.
- ^ Burrowes, Robert D. (2010). Historical Dictionary of Yemen. Rowman & Littlefield. tr. 190.
- ^ Kohn, George C. (2006). “Dictionary of Wars”. Infobase Publishing. tr. 615.